Tổng hợp các bệnh thường gặp ở cây lúa và cách phòng trị

Các bệnh thường gặp ở cây lúa phổ biến

Bệnh đốm vằn, khô vằn

Đôi nét về bệnh khô vằn

Bệnh khô vằn là loại bệnh hại lúa toàn thân xuất phát từ loài nấm có tên là  Rhizoctonia Solani sống trong đất. Bệnh này thường gây hại ở các vị trí là bẹ lá, phiến lá và cổ bông.

Triệu chứng thường gặp

Trước tiên thì các vết bệnh thường xuất hiện trên bẹ lá ở gần gốc lúa và có thể lây qua lá từ những cây bị bệnh xung quanh. Dấu hiệu các vết bệnh thường có hình dáng hơi tròn hoặc bầu dục có màu xanh xám.

Trong điều kiện thuận lợi thì các vết bệnh phát triển và liên kết lại hình thành vết bệnh vằn vện không có hình dạng, từ đó bệnh mới có tên gọi là là bệnh đốm vằn.

Bệnh đốm vằn, khô vằn

Bệnh đạo ôn trên lúa

Đôi nét về bệnh đạo ôn

Bệnh đạo ôn cũng là một trong các bệnh thường gặp ở cây lúa tương tự dịch hại nguy hiểm đối với cây lúa. Bệnh này thường có thể gây hại trên bộ phận phía trên mặt đất của cây lúa từ lá. Chủ yếu bệnh sẽ xuất hiện ở đốt thân, cổ bông đến gié lúa, hạt lúa,…

Triệu chứng thường gặp

Dấu hiệu ban đầu thì các vết bệnh thường chỉ nhỏ như đầu mũi kim, màu xám xanh. Thời gian sau thì vết bệnh sẽ bắt đầu chuyển sang màu nâu và lan rộng dần ra thành hình thoi. Phía xung quanh xuất hiện màu nâu đậm, giữa màu xám trắng.

Vết bệnh còn xuất hiện trên hạt có hình đốm tròn, viền nâu, tâm có xám trắng với kính khoảng 1-2 mm. Tình huống bị nặng hơn thì có thể làm cho hạt lúa bị vấn đề lem lép lửng.

Bệnh đạo ôn trên lúa

Bệnh bạc lá trên lúa

Đôi nét về bệnh bạc lá 

Trong số các bệnh thường gặp ở cây lúa thì bệnh bạc lá cũng là bệnh khá nguy hiểm. Bệnh này còn có tên gọi là bệnh cháy bìa lá hại lúa vì sự xâm nhập vi khuẩn Xanthomonas Campestris Oryzae.

Bệnh thường xảy ra lúc mưa to gió lớn, cây khi mắc bệnh thường không có khả năng quang hợp để nuôi hạt. Nếu các màu vụ lúa bị bệnh bạc lá tỉ lệ lép rất cao, giảm năng suất, đôi khi lên đến 50% năng suất.

Triệu chứng thường gặp

Vết bệnh thường có sọc thấm nước ở rìa lá có màu vàng đến màu trắng và bắt đầu ở một hoặc cả hai bên mép lá. Nếu không phòng trị thì vết bệnh có thể lan rộng ra toàn bộ lá.

Bệnh bạc lá có khả năng gây hại ở tất cả các bộ phận của cây lúa, cụ thể là lá, thân, bông và cả hạt lúa. Bệnh lan theo chiều gió gây ra lúa lép lửng cao và ảnh hưởng đến năng suất nghiêm trọng.

Bệnh bạc lá trên lúa

Bệnh lem lép hạt trên lúa

Đôi nét về bệnh lem lép hạt

Bệnh lem lép hạt dùng để gọi cho hiện tượng hạt lúa bị lửng hoặc lép, nói đơn giản là bên trong lúa ít hoặc rất ít gạo, đôi khi không có gạo. Bệnh này thường theo triệu chứng vỏ hạt và gạo bị đổi màu phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh.

Triệu chứng thường gặp

Bệnh này có hiện tượng hạt lúa có vỏ trấu sậm màu biến đổi từ màu nâu đến đen. Đôi khi có những màu đen lốm đốm đến đen toàn bộ vỏ trấu bao gồm cả trên hạt lúa có gạo và hạt lúa lép.

Bệnh lem lép hạt trên lúa

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cây lúa

Bệnh khô vằn

Bạn muốn phòng trừ bệnh đốm vằn thì cần phải làm cỏ xung quanh ruộng, trong ruộng và kể cả kênh mương dẫn nước. Đảm bảo mật độ gieo sạ thích hợp kết hợp cùng phân bón tương thích cho từng thời điểm.

Bạn có thể sử dụng thuốc Bioride 50SC với liều lượng 20ml/ 16L/ 360m2. Thực hiện phun ướt đều mặt lá và phun 1 – 2 lần giai đoạn này, kết quả chung bệnh dừng hẳn và bộ lá xanh khỏe.

Bệnh đạo ôn

Bạn cần kiểm tra ruộng lúa thường xuyên để kịp thời phát hiện cũng như có thể định hướng biện pháp phòng trị kịp thời. Nếu bạn phát hiện chớm bệnh thì phải ngừng bón phân đạm và không để ruộng bị khô nước.

Thuốc dùng để trị bệnh đạo ôn lá là Tilbis Super 550SE với liều lượng là 20ml/ 16L/ 360m2. Bạn nên phun ướt đều mặt lá, phun lại lần 2 sau lần 1 từ 5 – 7 ngày nếu điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

Đối với đạo ôn cổ bông thì vẫn dùng thuốc Tilbis Super 550SE với liều lượng 20ml/ 16L/ 240m2 (1,5 bình/ sào BB). Tuy nhiên, cách phun có thay đổi là phun lần 1 khi lúa thấp tho trỗ 3-5 % và phun lại lần 2 sau lần 1 từ 5 – 7 ngày khi lúa đã trổ. Bạn chú ý cần điều tra kỹ trước khi quyết định phun lần 2 với từng dịch hại.

Bệnh bạc lá 

Bạn sẽ tiến hành vệ sinh đồng ruộng, diệt sạch cỏ dại đã từng bị nhiễm bệnh. Trước khi trồng thì bạn nên chọn giống lúa tốt, kháng sâu bệnh cao để hạn chế mắc bệnh về sau.

Bạn sử dụng Linacin 50WP với liều lượng 18gr/ 16L/ 360m2, phun ướt đều mặt lá và thực hiện phun 1 – 2 lần giai đoạn này.

Bệnh lem lép hạt 

Bạn nên sử dụng hạt giống khỏe, giống xác nhận, sạch bệnh và không lẫn tạp chất. Bạn có thể chọn thuốc Tittus super 300E với liều lượng 10ml/ 16L/ 240m2 (1,5 bình/ sào BB). Bạn cần phun ướt đều mặt lá, phun lần 1 khi lúa thấp tho trỗ 3-5 % và phun lại lần 2 sau lần 1 từ 5 – 7 ngày khi lúa đã trổ.

 

 

Để lại một bình luận