Chăn nuôi hữu cơ là gì?
Chăn nuôi hữu cơ là 1 phần trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, việc chăn nuôi không được sử dụng các loại thức ăn biến đổi gen, thức ăn tăng trọng, khánh sinh và chất kích thích trong chăn nuôi. Thay vào đó bạn nên sử dụng các nguồn thức ăn tự nhiên như: cỏ khô, rau củ xanh, nước uống sạch,...
Tại sao chăn nuôi hữu cơ lại quan trọng trong sản xuất
Có 3 nguyên tắc chăn nuôi trong giai đoạn chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ
Nguyên tắc 1: Chuyển đổi đồng cỏ/ vùng đất dự kiến dùng để trồng cây làm thức ăn chăn nuôi
Để đảm bảo chất lượng hữu cơ của thức ăn chăn nuôi, các vùng đất dành cho trồng cây hoặc đồng cỏ sẽ được tuân thủ theo các tiêu chuẩn quy định trong TCVN 11041-2:2017 về chuyển đổi nông nghiệp hữu cơ.
Nguyên tắc 2: Chuyển đổi vật nuôi
Sau khi vùng đất đã đủ điều kiện để trồng trọt hữu cơ, các vật nuôi không hữu cơ phải được chuyển sang chế độ nuôi hữu cơ trong một khoảng thời gian nhất định như sau:
Đối với ngựa, trâu bò:
- Đối với các loại gia súc lấy thịt như trâu, bò và ngựa, chúng phải được nuôi hữu cơ trong ít nhất 3/4 thời gian tồn tại (chu kỳ sản xuất) của chúng và tối thiểu là 12 tháng;
- Đối với các loại bê, nghé lấy thịt, chúng phải được nuôi hữu cơ từ khi cai sữa và không quá 6 tháng tuổi;
- Đối với bò sữa, chúng phải được nuôi hữu cơ trong ít nhất 3 tháng, sau đó sữa của chúng được gọi là “sữa hữu cơ trong thời gian chuyển đổi” và sau 6 tháng nữa sữa của chúng mới được chứng nhận là “sữa hữu cơ”.
Đối với cừu và dê:
- Đối với cừu và dê lấy thịt, chúng phải được nuôi hữu cơ trong ít nhất 4 tháng;
- Đối với cừu và dê lấy sữa, chúng phải được nuôi hữu cơ trong ít nhất 3 tháng, sau đó sữa của chúng được gọi là “sữa hữu cơ trong thời gian chuyển đổi” và sau 6 tháng nữa sữa của chúng mới được chứng nhận là “sữa hữu cơ”.
Đối với lợn:
- Đối với lợn lấy thịt, chúng phải được nuôi hữu cơ trong ít nhất 3/4 thời gian tồn tại của chúng và tối thiểu là 4 tháng.
Đối với gia cầm:
- Đối với gia cầm lấy thịt, chúng phải được nuôi hữu cơ trong suốt thời gian sống của chúng;
- Đối với gia cầm lấy trứng, chúng phải được nuôi hữu cơ trong ít nhất 6 tuần.
Các loại gia súc phải được chuyển sang chế độ nuôi hữu cơ ngay sau khi cai sữa hoặc nở ấp, tối đa là trong vòng 3 ngày.
Nguyên tắc 3: Chuyển đổi đồng thời vật nuôi và đồng cỏ/ đất đai
- Khi vật nuôi và đất đai chuyển sang hữu cơ cùng một lúc, nếu đất đai đủ điều kiện trước thì vật nuôi vẫn phải tiếp tục quá trình chuyển đổi.
- Nếu vật nuôi và đất đai chỉ dùng cho chăn nuôi trong cùng một cơ sở, thời gian chuyển đổi cho cả hai có thể rút ngắn xuống còn 12 tháng, miễn là vật nuôi và con của chúng chỉ ăn các sản phẩm từ cơ sở đó.
Lợi ích của chăn nuôi hữu cơ là gì?
- Chăn nuôi hữu cơ giúp giảm lượng hóa chất độc hại trong quá trình chăm sóc động vật. Sự hạn chế này không chỉ giảm rủi ro cho sức khỏe của con người khi tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, mà còn bảo vệ môi trường khỏi tác động tiêu cực của các hóa chất độc hại.
- Ngoài ra, chăn nuôi hữu cơ thường áp dụng các phương pháp quản lý đất đai và tài nguyên tự nhiên bền vững. Việc sử dụng hệ thống chuồng trại thông minh và phương pháp nuôi thức ăn tự nhiên giúp giảm lượng chất thải và khí nhà kính, đồng thời tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và nước.
- Trong bối cảnh môi trường ngày càng bị đe dọa, chăn nuôi hữu cơ là một hướng đi tích cực, mang lại lợi ích toàn diện cho cộng đồng và môi trường. Sự chuyển đổi sang phương pháp chăn nuôi này không chỉ thúc đẩy sự bền vững mà còn góp phần vào việc xây dựng một hệ thống nông nghiệp an toàn và lành mạnh cho tương lai.
Các lưu ý trong chăn nuôi hữu cơ
Khu vực chăn nuôi
- Khu vực chăn nuôi hữu cơ phải được khoanh vùng, phải có vùng đệm hoặc hàng rào vật lý tách biệt với khu vực không sản xuất hữu cơ, cách xa khu vực môi trường bị ô nhiễm hoặc khu tập kết, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.
- Cơ sở chăn nuôi phải có diện tích chuồng trại, phải có nơi để chứa, ủ phân, chất thải rắn, có hố để xử lý chất thải lỏng đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.
Giống vật nuôi
- Giống vật nuôi phải thích nghi với điều kiện địa phương và hệ thống chăn nuôi hữu cơ, thường thì ngta sẽ ưu tiên các giống bản địa.
- Con giống phải khỏe mạnh và có khả năng kháng bệnh.
- Giống phải không có các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc các vấn đề về sức khỏe liên quan đến một số giống vật nuôi như: hội chứng căng thẳng ở lợn, tự sẩy thai,…
- Nên sử dụng các phương pháp sinh sản tự nhiên hơn là phương pháp thụ tinh nhân tạo.
- Không được dùng kỹ thuật ghép phôi và biện pháp xử lý sinh sản bằng hoóc môn.
- Không được dùng kỹ thuật gen trong việc nhân giống..
Thức ăn chăn nuôi
- Trong quá trình chăn nuôi nên được cung cấp mức tối ưu 100 % thức ăn hữu cơ, kể cả thức ăn trong thời kỳ chuyển đổi.
- Phải sử dụng tỷ lệ thức ăn hữu cơ không ít hơn 90 % (tính theo khối lượng chất khô) đối với các loài nhai lại và không ít hơn 80 % (tính theo khối lượng chất khô) đối với các loài không nhai lại.
- Cơ sở chăn nuôi phải tự cung cấp tối thiểu 50 % lượng thức ăn chăn nuôi (tính theo chất khô), bao gồm cả thức ăn từ các đồng cỏ tự nhiên lân cận hoặc thức ăn được liên kết sản xuất với cơ sở sản xuất hữu cơ khác trong khu vực.
Quản lý sức khỏe vật nuôi
Việc phòng bệnh trong chăn nuôi hữu cơ cần dựa trên những nguyên tắc sau đây:
- Chọn các giống vật nuôi thích hợp
- Áp dụng các biện pháp thực hành chăn nuôi phù hợp với yêu cầu của mỗi loài, tăng cường sức đề kháng và việc phòng bệnh
- Dùng thức ăn hữu cơ có chất lượng tốt, kết hợp với việc cho vật nuôi thường xuyên vận động và để chúng được tiếp xúc với đồng cỏ và/hoặc khu vận động ngoài trời nhằm tăng miễn dịch tự nhiên của vật nuôi
- Bảo đảm mật độ nuôi thả vật nuôi thích hợp nhằm tránh số lượng quá đông và tránh gây ra các vấn đề về sức khỏe.
- Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học như vệ sinh động vật, sử dụng vacxin, sử dụng các dịch chiết sinh học, kiểm dịch động vật nhiễm bệnh, kiểm dịch vật nuôi mới.
Tags: