Gạo tẻ là nguyên liệu chính dùng để sản xuất bún. Cần lựa chọn loại gạo tẻ ngon, không bị mốc hay sâu mọt, tỷ lệ tạp chất thấp dưới 0,1%.
Gạo trước khi đem ngâm cần được sàng sẩy để loại bỏ bớt các tạp chất như trấu, cát sỏi, sau đó đem vo và đãi kỹ bằng nước sạch. Nếu gạo không được làm sạch tạp chất hay chưa sạch lớp bụi cám bên ngoài thì trong quá trình ngâm, gạo sẽ nhanh bị chua và biến màu do sự phát triển của vi sinh vật, các phản ứng hóa lý khác, kéo theo chất lượng bột gạo, bún thành phẩm cũng sẽ giảm sút.
Gạo sau khi làm sạch sẽ được ngâm trong nước khoảng vài ngày, làm vậy để gạo hút nước trở nên mềm hơn, khi xay bột sẽ mịn và dẻo.
Đổ gạo vào thùng nhựa để ngâm, nước ngập mặt gạo. Có thể dùng nước thường, nước muối hoặc nước ấm có nhiệt độ khoảng 40-45 độ C. Trong quá trình ngâm gạo, để gạo không quá chua nên thay nước một ngày một lần.
Quá trình nghiền gạo ướt có thể thực hiện thủ công bằng cách cho gạo đã ngâm và nước sạch vào cối theo tỉ lệ 1:1, nghiền đến khi gạo mịn thành dịch bột trắng là đạt yêu cầu.
Công đoạn này có thể cơ giới hóa để tăng hiệu suất bằng cách sử dụng máy xay gạo nước hoặc máy nghiền 2 thớt. Gạo sẽ được nghiền cùng với lượng nước vừa đủ, chảy qua lưới lọc 2400 lỗ/cm2 để tạo thành bột mịn.
Công đoạn này rất quan trọng trong quy trình làm bún tươi và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bún cũng như khả năng bảo quản sau này.
Dung dịch bột loãng sau nghiền sẽ nhanh chóng được làm ráo nước để chuyển thành dạng bột ẩm, có thể dễ dàng nắn thành cục. Quá trình này có thể thực hiện bằng 1 trong 2 cách là ép thủy lực hoặc ép ly tâm. Trong đó, cách ép bằng máy ly tâm sẽ rút ngắn thời gian và loại bỏ được tối đa lượng nước trong khối bột.
Bột sau khi ép hết nước chua sẽ lấy đi một lượng khoảng 1/9 để thực hiện hồ hóa. Cho bột vào nồi nước đang sôi, lượng nước bằng lượng bột và nấu lên, khuấy đều liên tục để khối bột được nấu kỹ. Kết quả của quá trình hồ hóa là tạo thành khối dạng sệt giống như gel, dẻo và trong hơn.
Phần bột sau khi hồ hóa được làm nguội, sau đó trộn với phần bột còn lại và thêm nước vào. Lưu ý lượng nước sử dụng vừa phải, nếu nước nhiều quá bột sẽ bị nhão và khó tạo hình, còn nước ít quá bột sẽ khô, tinh bột kém linh động, tạo hình cũng khó khăn. Công đoạn này cần sử dụng máy nhào trộn có cánh khuấy.
Cho khối bột đã phối trộn vào máy ép đùn công suất lớn. Phân khuôn bún thường có dạng hình trụ tròn, mặt đáy bịt tấm lưới với nhiều lỗ nhỏ đường kính khoảng 3mm. Máy sẽ dùng lực ép để ép bột bên trong ống xuống, sao cho các sợi bột càng dài càng tốt.
Ngay bên dưới máy ép đùn là nồi nước sôi để khi sợi bột rơi xuống sẽ được làm chín luôn. Nồi nước sẽ được khuấy tròn theo chiều nhất định để các sợi bún không rối hoặc dính vào nhau. Thời gian luộc khoảng 1 phút. Công đoạn này nhằm cung cấp đủ nhiệt cho tinh bột hút nước, trương nở và hồ hóa hoàn toàn. Nhờ đó, sợi bún tách rời nhau và làm chín tinh bột.
Bún sau khi chín phải được vớt ra ngay để làm nguội bằng nước lạnh. Công đoạn này nhằm làm cho các phân tử tinh bột sắp xếp lại, ổn định tính tạo sợi giúp cho bún dai hơn. Đồng thời, ngăn chặn hồ hóa tiếp tục gây ra hiện tượng thoái hóa mặt ngoài của sợi tinh bột, tránh làm sợi bún mềm và dễ gãy.
Sau khi làm nguội xong, chỉ cần để ráo nước là thu được bún thành phẩm. Trung bình 1kg gạo làm được 3kg bún tươi.
- Trộn bột năng + bột gạo + muỗi ăn
Các bạn sẽ khuấy đều để cho tất cả các nguyên liệu được hòa quyện lại với nhau. Sau khi khuấy xong sẽ đổ 100-150 ml nước sôi và trộn đều đến khi bột như này
- Tiếp theo sẽ trộn tiếp với dầu ăn
Trộn tiếp với dầu ăn sẽ giúp cho sợi bún của mình bóng mướt hơn nhìn sợi bún sẽ ngon hơn. Chú ý các bạn cần trộn mạnh tay, trộn đến khi mà không còn bột dính ở thau làm được nhé.
- Để tạo ra sợi bún các bạn sử dụng khuôn làm bánh
Các bạn sẽ bôi 1 lớp dầu ăn lên khuôn để bột không bị dính vào khuôn
- Tiếp theo các bạn chuẩn bị 1 nồi nước sôi khoảng 70 độ và từ từ ép bột vào nồi nước và 1 thau nước đá đổ 1 muỗng cach giấm.
- Khi thấy bún nổi lên các bác vớt và thau nước lạnh ngâm 10 phút để cho bún được dai hơn giấm sẽ giúp bún được trắng hơn.
- Cuối cùng các bạn đổ ra rổ và rửa lại bằng nước sạch và để cho dáo nước
Từ 1kg gạo, bạn có thể làm được khoảng 2,5-3kg bún tươi, tùy thuộc vào loại gạo và quy trình sản xuất. Việc tự làm bún tại nhà không chỉ giúp kiểm soát chất lượng mà còn mang lại hương vị tươi ngon và tiết kiệm chi phí. Với các bước đơn giản và một chút kiên nhẫn, bạn có thể tự tay làm ra những sợi bún thơm ngon và đảm bảo vệ sinh cho gia đình.
Máy gieo hạt dt01 và dt02 được thiết kế nhỏ gọn dễ dàng lắp ráp. Khi gieo hạt dễ dàng di chuyển nhờ sự nhỏ gọn và linh hoạt của nó. Ngoài ra nó còn phù hợp cho những vùng đất nhỏ hoặc địa hình không bằng phẳng.
Máy băm xơ dừa là một loại máy nông nghiệp được sử dụng để băm, nghiền xơ dừa thành dạng nhỏ hơn. Xơ dừa là phần vỏ cứng của quả dừa, thường được sử dụng làm vật liệu chế biến thức ăn gia súc, làm phân hữu cơ, hoặc sản xuất các sản phẩm khác như tấm xơ dừa.
Máy xới đất Nhật bãi là các dòng máy xới đất đã qua sử dụng, nhập khẩu từ Nhật Bản. Chúng được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ chất lượng vượt trội, độ bền cao và khả năng hoạt động ổn định, ngay cả trong điều kiện địa hình phức tạp.
Hiện nay trên thị trường tỏi đen được bán với nhiều mức giá khác nhau, giao động từ 1.000.000 - 1.500.000 VNĐ / 1KG. Các bạn có thể tham khảo thêm giá bán ở các đại lý nông sản, hoặc các cửa hàng để biết được mức giá chính xác tại khu vực mình đang sinh sống.
Trong số các loại hạt, lạc được xem là một trong những loại hạt có hàm lượng dầu cao nhất, chiếm từ 40% đến 50% trọng lượng. Điều này có nghĩa là cứ 1 kg lạc có thể thu được từ 0,4 đến 0,5 lít dầu. Đây là lý do tại sao lạc trở thành một nguồn nguyên liệu quan trọng trong ngành sản xuất dầu thực vật, vừa cung cấp lượng dầu lớn, vừa có giá trị dinh dưỡng cao.
Máy tách hạt ngô mini là thiết bị để hỗ trợ nông dân trong việc tách hạt ngô ra khỏi bắp 1 cách nhanh chóng. Máy này thường được sử dụng trong các hộ gia đình hoặc trang trại nhỏ, nơi mà việc tách hạt ngô bằng tay có thể mất nhiều thời gian và công sức.
Cứ 1kg bún khô sau khi được ngâm và nấu chín sẽ thu được khoảng 1.3 đến 1.5kg bún tươi. Điều này có nghĩa là bún khô khi được chế biến sẽ hấp thụ một lượng nước nhất định, làm tăng trọng lượng của nó so với lúc còn khô.
Từ 1 kg cùi bưởi tươi, sau khi sơ chế và loại bỏ phần xơ đắng, bạn có thể thu được khoảng 300-400g cùi bưởi đã sơ chế, đủ để nấu từ 10-15 bát chè bưởi, tùy thuộc vào khẩu phần mỗi bát và cách chế biến.