1. Lúa gạo.
Lúa gạo là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực quan trọng trên toàn cầu và đặc biệt là tại các nền kinh tế nông nghiệp phát triển. Đây là loại cây lúa dùng để sản xuất hạt gạo là nguồn cung cấp nguồn tinh bột nhanh cho hàng tỷ người trên khắp thế giới.
Xuất khẩu lúa gạo
Xuất khẩu lúa gạo là hoạt động kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nền kinh tế nông nghiệp phát triển. Với việc xuất khẩu gạo trên toàn thế giới mang lại rất nhiều lợi ích và nên kinh tế Việt Nam.
Doanh thu xuất khẩu: Lúa gạo là mặt hàng chủ lực trong nông nghiệp và thực phẩm, đem lại một nguồn thu nhập quan trọng từ việc xuất khẩu. Đây là nguồn tài chính đáng kể cho các nước sản xuất lúa gạo như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và Indonesia.
Tăng cường hợp tác quốc tế: Các nước sản xuất lúa gạo thường hợp tác với các thị trường tiêu thụ để nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế, giúp mở rộng thị trường xuất khẩu.
Thúc đẩy phát triển nông nghiệp: Việc tăng cường xuất khẩu lúa gạo thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp, bao gồm cả các lĩnh vực như sản xuất, chế biến và xuất khẩu.
2. Cà phê.
Cà phê là một trong những loại thực phẩm được ưa chuộng trên toàn cầu và có mặt trong hầu hết các nền văn hóa. Một thức uống được ưa chuộng trên toàn thế giới, được pha chế từ hạt cà phê rang xay. Cà phê có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh như bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer và bệnh tiểu đường loại 2.
Xuất khẩu Cà phê
Nhìn lại xuất khẩu nhóm hàng nông sản năm 2023, chiếm vị trí số 1 là rau quả với kim ngạch 5,69 tỷ USD, thứ hai là gạo với kim ngạch 4,78 tỷ USD, cà phê đứng thứ ba với kim ngạch 4,24 tỷ USD.
Thế nhưng trong 2 tháng đầu năm nay, vượt qua rau quả (kim ngạch 815 triệu USD) và gạo (708 triệu USD), cà phê đã trở thành ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong nhóm các ngành hàng nông sản. Không những thế, cà phê còn vượt qua cả thủy sản (kim ngạch 2 tháng đạt 1,2 tỷ USD), để chiếm vị trí thứ hai trong nhóm nông lâm thủy sản, chỉ đứng sau gỗ và sản phẩm gỗ…
Đặc biệt, giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam trong tháng 2/2024 đã thiết lập mốc kỷ lục cao nhất từ trước tới nay, bình quân 3.276 USD/tấn, tăng 7,4% so với tháng 1/2024 và tăng 50,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng, giá xuất khẩu bình quân của cà phê Việt Nam đạt mức 3.153 USD/tấn, tăng 44,7% so với cùng kỳ năm trước.
==>Nguồn tham khảo: https://vneconomy.vn/
3. Cao su.
Cao su là một loại vật liệu polyme kết hợp giữa độ bền cơ học cao và tính đàn hồi lớn. Cao su có thể xuất hiện dưới hai dạng chính là cao su tự nhiên và cao su tổng hợp. Đặc tính của cao su là ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ (nóng hoặc lạnh), có khả năng cách nhiệt và cách điện, cũng như không tan trong nước nhưng có thể tan trong một số dung môi hữu cơ khác.
Xuất khẩu cao su
Giá cao su xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2024 đạt 1.466 USD/tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 3/2024, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 52,83% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với gần 61,34 nghìn tấn, trị giá 90,72 triệu USD. So với tháng 3/2023, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc tháng 3 năm nay giảm 29,3% về lượng và giảm 24,3% về trị giá.
Đáng chú ý, trong tháng 3/2024, xuất khẩu cao su sang một số thị trường như: Ấn Độ, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Sri Lanka, Bỉ, Hoa Kỳ… tăng trưởng mạnh cả về lượng và trị giá so với tháng 3/2023.
==>Nguồn tham khảo: https://vneconomy.vn/
4. Hạt Điều.
Hạt điều có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa như vitamin E, K, B6 và khoáng chất đồng, photpho, kẽm, magie, sắt và selen giúp duy trì tốt các chức năng của cơ thể. 1 ounce hạt điều (khoảng 28,35g) sẽ chứa:
- 157 calo
- 8,56g carbohydrate
- 1,68g đường
- 0,9g chất xơ
- 5,17g protein
Xuất khẩu hạt điều
Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu 55.000 tấn hạt điều, trị giá 289 triệu USD, gấp đôi so với tháng trước.
Số liệu trên vừa được Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) trích dẫn từ Hải quan. Lũy kế quý I, xuất khẩu hạt điều đạt 147.000 tấn, trị giá 782 triệu USD, lần lượt tăng 32% và 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cho biết nhu cầu tiêu thụ hạt điều trên thế giới tăng cao. Đặc biệt, hạt này ngày càng trở thành món ăn bổ dưỡng tốt cho sức khỏe được nhiều người sử dụng hằng ngày.
Việt Nam xuất khẩu chủ yếu hạt điều W320 (điều trắng loại 320 hạt) và W240 (loại 240 hạt), tỷ trọng chiếm 56,71% tổng lượng hạt điều xuất khẩu. Do đó, tăng trưởng xuất khẩu hạt điều W320 và W240 tác động tích cực lên hoạt động của ngành.
Về thị trường, Mỹ là thị trường nhập khẩu hạt điều của Việt Nam lớn nhất, còn Trung Quốc nổi lên là một người mua tích cực.
Theo Hiệp hội điều Việt Nam, với sự phát triển công nghệ, hạt điều Việt đang bị cạnh tranh với các quốc gia khác, nhất là những quốc gia có thế mạnh về nguyên liệu điều thô như Bờ Biển Ngà. Do đó, ngành điều cần chú trọng chất lượng chế biến và đa dạng sản phẩm chế biến để tăng lợi thế cạnh tranh.
Năm ngoái xuất khẩu điều đạt kỷ lục 3,64 tỷ USD, vượt 18% kế hoạch. Dự báo năm nay, ngành điều còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu và có thể cán đích 4 tỷ USD.
==>Nguồn tham khảo: https://vnexpress.net/
5. Chè.
Chè còn gọi là chè xanh hoặc chè tươi là loại nước uống cổ xưa nhất của loài người, có khả năng tăng cường miễn dịch, chống lão hoá và phòng chữa bệnh. Chè xanh khi sử dụng và chế biến đúng cách có thể phòng ngừa một số chứng bệnh như: Đầy bụng, khó tiêu, phòng ngừa nóng trong, nhiệt miệng, hạ sốt…
Xuất khẩu chè
Theo Mekong Asean, tháng 1/2024, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 12.398 tấn, trị giá hơn 21 triệu USD, giảm 9,7% về lượng và 10% về trị giá so với tháng trước nhưng tăng khoảng 85% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ 2023, theo số liệu của Tổng cục Hải quan.
Mức tăng cao vượt bậc chủ yếu do mức nền thấp hồi đầu năm 2023 và do xuất khẩu chè đã tăng trưởng tốt trong những tháng cuối năm 2023. Nếu xét về giá xuất khẩu trung bình, tháng 1/2024, giá xuất khẩu chè trung bình của Việt Nam đạt 1.694 USD/tấn, tương đương so với giá xuất khẩu trung bình hồi tháng 1/2023 nhưng giảm nhẹ 3% so với giá xuất khẩu trung bình cả năm 2023.
Xét về thị trường xuất khẩu, trong tháng 1/2024, chè Việt Nam đã xuất khẩu sang 16 thị trường, giảm một thị trường so với tháng 1/2023 (Philippines), và giảm ba thị trường so với cả năm 2023, gồm Philippines, Kyrgyzstan và Kuwait.
Trong đó, Pakistan tiếp tục là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, chiếm 36,7% trong tổng lượng và chiếm 43,7% trong tổng kim ngạch chè xuất khẩu của cả nước, với 4.556 tấn, tương ứng gần 9,2 USD, tăng 33% về lượng và 52% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Pakistan cũng là thị trường có mức giá xuất khẩu chè trung bình tương đối cao (2.013 USD/tấn), cao hơn so với giá xuất khẩu trung bình của mặt hàng chè.
==>Nguồn tham khảo: https://trungtamwto.vn/
6. Sắn và sản phẩm từ sắn.
Sắn là một loại cây thực phẩm và dược liệu quan trọng trong nông nghiệp, phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới. Cây sắn được trồng chủ yếu vì củ sắn, một nguồn dinh dưỡng phong phú và có nhiều ứng dụng khác nhau trong ẩm thực và y học.
-
Bột sắn: Làm từ củ sắn đã sấy khô và xay nhuyễn, bột sắn được sử dụng để làm bánh, chiên xù, hay làm thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ em.
-
Tinh bột sắn: Tách từ củ sắn sau khi nghiền và rửa sạch, tinh bột sắn có nhiều ứng dụng trong sản xuất thực phẩm, trong y học và công nghiệp.
-
Rượu sắn: Sản phẩm rượu được lên men từ củ sắn, có hương vị đặc trưng và có giá trị thương mại nhất định.
Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn.
Trong 10 tháng năm 2023, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt trên 2,39 triệu tấn, trị giá 1,02 tỷ USD, giảm 6,4% về lượng và giảm 8,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022. Trung Quốc vẫn là thị trường chiếm 90,01% về lượng và 91,49% về trị giá trong tổng xuất khẩu các sản phẩm từ sắn của Việt Nam…
Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 10/2023, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam đạt 268,37 nghìn tấn, với trị giá 136,49 triệu USD, tăng 2,1% về lượng và tăng 11,1% về trị giá so với tháng 9/2023 và so với cùng kỳ năm 2022 tăng 12,6% về lượng và tăng 33% về trị giá.
Trong tháng 10/2023, giá bình quân xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn ở mức 508,6 USD/tấn, tăng 8,8% so với tháng 9/2023 và tăng 18,1% so với tháng 10/2022.
7. Nhân Sâm.
Nhân sâm là một vị thuốc bổ quý hiếm, đứng đầu trong 4 vị thuốc thượng hạng của Đông y bao gồm sâm, nhung, quế, phụ. Nhân sâm là một "liều thuốc kỳ diệu" bởi vì nó có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Đặc biệt là phần rễ của nhân sâm có hiệu quả rất tốt trong việc điều hòa huyết áp.
Tác dụng của nhân sâm
Giảm căng thẳng tâm thần: Nhân sâm là dược liệu có thể cải thiện giúp con người tỉnh táo về tinh thần, thay đổi tâm trạng và giảm cảm giác mệt mỏi. Nhân sâm được biết đến là loại thảo dược thay thế các loại thuốc chống trầm cảm và lo âu.
Điều trị bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu có thể giảm đáng kể bằng cách sử dụng các chế phẩm từ nhân sâm. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường, không nên sử dụng cùng một lúc thuốc với nhân sâm để tránh có thể làm cho lượng đường huyết bị giảm xuống mức quá thấp.
Ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư: Sự phát triển của một số loại tế bào ung thư có khả năng bị ức chế bởi nhân sâm. Theo những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, thành phần ginsenosides có trong nhân sâm có tác dụng chống lại khối u và có thể gây tổn thương các tế bào ung thư buồng trứng, ung thư phổi, tế bào ung thư tuyến tiền liệt và các tế bào thần kinh.
8. Rau quả.
Rau quả không chỉ là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày mà còn có giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích sức khỏe. Việc bổ sung rau quả vào khẩu phần ăn giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý. Đây là một phần quan trọng của chế độ dinh dưỡng của con người và cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Xuất khẩu rau quả
Giá trị xuất khẩu năm nay tăng hơn 32% so với cùng kì năm ngoái. Xuất khẩu rau quả giữ mức tăng trưởng cao và có nhiều chuyển biến tích cực về thị trường, đồng thời nâng cao năng lực chế biến. Ngành rau quả đang được kì vọng lập lên kỷ lục xuất khẩu mới trong năm nay.
Lần đầu tiên, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt và vượt 1 tỷ USD ngay trong những tháng đầu của năm. Đây chính là bước chạy đà quan trọng giúp ngành hàng này sẽ đạt kỷ lục mới trong xuất khẩu.
Trong điểu kiện không chỉ Trung Quốc, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang siết chặt chất lượng nông sản nhập khẩu. Theo các doanh nghiệp, dự địa từ thị trường còn khá lớn, tuy nhiên, để cạnh tranh xuất khẩu bền vững đòi hỏi sản phẩm rau quả của Việt Nam phải nâng cao hơn nữa về chất lượng.
Xuất khẩu đạt 5,6 tỷ USD là con số kỷ lục mà ngành rau quả nước ta đạt được trong năm vừa qua. Tác động tiêu cực của El NiNo đã và đang làm sụt giảm nguồn cung rau quả toàn cầu. Đây sẽ là cơ hội cho Việt Nam nếu có sản phẩm chất lượng và chinh phục được các thị trường khó tính.
==>Nguồn tham khảo: https://baochinhphu.vn/
9. Thịt (gồm: Lợn, Bò, Gà).
Xuất khẩu thịt
Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, năm 2023 ghi nhận thành công vượt bậc của ngành chăn nuôi khi giá trị xuất khẩu lên tới 515 triệu USD, tăng 26,2% với năm 2022. Thành quả ấn tượng này đã đưa chăn nuôi vào nhóm những lĩnh vực có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao nhất toàn ngành nông nghiệp.
Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 132 triệu USD, tăng 24,1%; xuất khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 157 triệu USD, tăng 36,3%.
Đáng lưu ý, xuất khẩu thịt heo năm 2023 có tăng trưởng đột phá so với năm 2022. Cụ thể, tổng khối lượng thịt heo xuất khẩu năm 2022 là 11.518 tấn đã tăng lên 12.276 tấn trong năm 2023. Tổng kim ngạch xuất khẩu thịt heo cả năm 2023 đạt gần 63,3 triệu USD, tăng 28% so 49,314 triệu USD trong năm 2022.
Các sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất là: thịt heo sữa, thịt heo choai, thịt heo mảnh đông lạnh. Ngoài ra, thịt heo chế biến đang được xuất khẩu sang các thị trường Malaysia, Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), Myanmar, Úc... Trong đó, Hồng Kông đang là thị trường nhập khẩu nhiều nhất thịt heo của Việt Nam, chiếm 87,43% về lượng và chiếm 93,8% về trị giá trong tổng xuất khẩu thịt heo tươi, ướp lạnh, đông lạnh của cả nước.
Cũng theo Cục Chăn nuôi, năm 2023, Việt Nam xuất khẩu xuất được 4.634 tấn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm. Trong đó, Trung Quốc, Papua New Guinea, Hồng Kông, Campuchia đang là thị trường xuất khẩu chính của sản phẩm thịt gia cầm, chân gà, cánh gà từ Việt Nam.
==>Nguồn tham khảo: https://thanhnien.vn/
10. Gỗ và sản phẩm từ gỗ.
Gỗ là một tài nguyên vô cùng quý giá với nhiều ứng dụng và giá trị kinh tế, văn hóa. Việc quản lý và sử dụng thông minh gỗ là điều cần thiết để đảm bảo bền vững cho tài nguyên này trong tương lai. Đây là một vật liệu có nguồn gốc từ thân cây và có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có tính chất và ứng dụng riêng.
- Xây dựng: Gỗ được sử dụng để xây dựng nhà cửa, cầu cống, mái nhà, sàn nhà, cửa ra vào, cửa sổ,...
- Nội thất: Gỗ được sử dụng để sản xuất đồ nội thất như bàn, ghế, tủ, giường,...
- Ngoại thất: Gỗ được sử dụng để sản xuất hàng rào, sàn hiên, cửa ra vào, cửa sổ,..
- Giấy: Gỗ được sử dụng để sản xuất giấy, bìa cứng và các sản phẩm giấy khác.
Tags: